Chú thích Phan_Văn_Hớn

  1. Để cứu cho dân khỏi những trận đòn thù, Phan Văn Hớn và Nguyễn Văn Quá buộc phải nạp mình cho Pháp, sau đó bị tử hình. Những bậc cao niên ở đây kể lại, do mến mộ công ơn của Phan Văn Hớn nên bà con đổi tên lót của ông từ "Văn" ra "Công" Lưu trữ 2010-05-10 tại Wayback Machine. Ngoài ra ông còn được gọi là Quản Hớn.
  2. Hóc Môn là một huyện ở ngoại thành của Thành phố Hồ Chí Minh. Ngày trước, địa thế nơi đây vô cùng hiểm hốc: phía sau là bưng Tầm Lạc mênh mông, cỏ lấp đầu người, nước ngập ngang lưng và rừng liên tiếp lên tận Cao Miên, Lào. Mười Tám Thôn Vườn Trầu (Thập Bát Phù Viên), là vùng đất chuyên trồng trầu cau ở Hóc Môn. Đây là vùng cư ngụ của những người dân lưu tán từ các tỉnh miền Trung, miền Bắc vào. Đa phần, họ đều giỏi võ nghệ, biết sống gắn bó với nhau và có truyền thống đấu tranh chống áp bức lâu đời...
  3. Theo sách Hỏi đáp lịch sử Việt Nam (tập 4), tr. 329.
  4. Trần Tử Ca, người thôn Hanh Thông Tây, phủ Tân Bình. Nguyên xưa, Tử Ca làm phó tổng Bình Dương, sau khi đại đồn Chí Hòa thất thủ (tháng 2 năm 1861), được Quản Sĩ thân Pháp tiến cử, Tử Ca làm tri huyện Bình Long.
  5. Hưởng ứng dụ Cần Vương, tại Sài Gòn đã nổ ra hai cuộc khởi nghĩa, đó là cuộc khởi nghĩa của đề đốc Nguyễn Văn Bường vào ngày 22 tháng 1 năm 1885 và cuộc khởi nghĩa của Phan Văn Hớn vào ngày 8 tháng 2 năm 1885 (theo Địa chí văn hóa TP. HCM tập 1, tr. 265-267).
  6. Ngày tháng khởi nghĩa các tác giả ghi khá thống nhất chỉ có Huỳnh Minh ghi là 3 giờ chiều ngày 27 tháng 12 năm Giáp Thân (tr. 225) và Biên niên sử 300 năm Sài Gòn–TP. HCM do nhà xuất bản Chính trị Quốc gia ấn hành thì ghi là ngày 4 tháng 2 năm 1885. Tuy nhiên, căn cứ vào câu vè: Hai lăm tháng chạp hỏa phần đồn nha (Vè Quản Hớn, Sài Gòn, Gia Định qua thơ văn xưa, tr. 332), thì hai thông tin sau chưa thật đúng.
  7. Hưởng ứng cuộc khởi nghĩa, nhiều quân dân ở nhiều vùng khác, như: Bình Chánh, Bà Hom, An Lạc, Cần Giuộc, Cần Đước...kéo đến tập hợp ở Bà Quẹo, Tân sơn Nhất, nhưng vì đạo quân đi đầu tan vỡ nên họ cũng tự giải tán.
  8. Lê Doãn Hài người ở chợ Hóc Môn, làng Tân Thới Nhì, tổng Tuy Thượng, huyện Bình Long. Năm 1874, ông Hài bị tù đày Côn Đảo 5 năm, ở đó ông có làm bài Côn Lôn truyện để nói lên tội ác của quân Pháp. Rồi sau khi chứng kiến cuộc khởi nghĩa của ông Hớn-ông Quá và làm xong bài vè trên, ông bèn dời nhà đến xã Tân Phú (nay thuộc huyện Đức Hòa, tỉnh Long An), làm nghề bốc thuốc và dạy học...Nguyên bản vè in trong sách Sài Gòn, Gia Định qua thơ văn xưa (1987, tr.332- 334). Trong sách Gia Định xưa của Huỳnh Minh có in một bài vè 52 câu (câu dài ngắn xen nhau, nhưng nhiều nhất là câu 4 chữ và 7 chữ) cùng chủ đề tên là Quản Hớn giết đốc phủ Ca (tr. 326-328).
  9. Dịch nghĩa: Thấy cơn nguy, sẵn sàng hy sinh tánh mạng mình.